Những ứng dụng Trung Quốc đang phổ biến tại Ấn Độ đang thu thập thông tin người dùng. Điều này làm cho quyền riêng tư của người dùng bị xâm phạm.

Thống kê cho thấy, có ít nhất 6/10 ứng dụng Trung Quốc phổ biến bao gồm cả Helo và Shareit cũng như trình duyệt web UC, đã yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vào camera và mic thoại trên điện thoại thông minh, dù những quyền này không đóng góp nhiều vào quá trình hoạt động của ứng dụng. Như vậy vấn đề bảo mật quyền riêng tư của các ứng dụng này rất dễ bị xóa bỏ bởi những ứng dụng thất thiệt của Trung Quốc.

Ứng dụng Trung Quốc
Ứng dụng Trung Quốc

Theo đó, nhiều ứng dụng còn truy cập vào danh bạ, hình ảnh, micro, cảm biến, vị trí và tin nhắn văn bản. Chỉ riêng TikTok và UC Browser (thuộc sở hữu của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba) đã có hơn 430 triệu người dùng tại Ấn Độ.

Nghiên cứu cho thấy, các ứng dụng chuyển dữ liệu cho khoảng 7 máy chủ bên ngoài, với 69% dữ liệu được chuyển sang Mỹ. Cụ thể, TikTok gửi dữ liệu cho China Telecom, Vigo Video gửi cho Tencent, BeautyPlus gửi cho Meitu, QQ và UC Browser gửi về cho công ty mẹ là Alibaba. Hầu hết trong số này đều là các nhà quảng cáo và tổ chức phân tích.

Ngoài những quyền mà ứng dụng này yêu cầu thì thông tin được thu thập bởi điện thoại bán ở Ấn Độ cũng là một điều nghiêm trọng trong việc bảo mật mà các chuyên gia muốn nhắc đến. Được biết, phần lớn điện thoại thông minh được bán ở Ấn Độ là được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc như Xiaomi và Vivo. Chính những thiết bị này cũng là một thách thức đối với chủ quyền và an ninh của Ấn Độ. Theo đó, nguyên nhân của việc  trên là do quốc gia này hiện chưa có một bộ luật thực sự để bảo vệ quyền riêng tư.

Theo thống kê của Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc (DCCI) sau khi điều tra 1.400 ứng dụng trên khắp thị trường Android của nước này tháng 4/2012, có tới 66,9% số ứng dụng đang theo dõi dữ liệu người dùng, 34,5% trong số đó truy cập dữ liệu cá nhân không liên quan tới chức năng của ứng dụng, 73,1% các ứng dụng Android ở Trung Quốc có chức năng đọc ghi âm điện thoại, 61,1% có khả năng đọc tin nhắn SMS, 60,5% âm thầm thu thập số điện thoại của người dùng.

Phần lớn các mẫu điện thoại thông minh được bán ở Ấn Độ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, đơn cử như Xiaomi và Vivo. Tất cả các hãng điện tử này cho biết họ đều sẽ di dời máy chủ từ Trung Quốc sang Ấn Độ để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Theo đó, những vấn đề liên quan đến bảo mật công nghệ, thông tin của người dùng luôn cần phải bảo mật một cách chặt chẽ tránh việc thông tin bị rò rỉ.