Hiện nay trên đất nước Mỹ đang hình thành một xu thế đó là họ mua và lắp đặt các thiết bị thông minh nhiều hơn, đó là những internet vạn vật.

Trong một báo cáo được thực hiện tháng 4/2016, Gartner đã dự đoán thế giới sẽ có 6,4 tỷ thiết bị kết nối, tăng 30% so với 2015, và năm 2018 con số này sẽ đạt 11,4 tỷ. Theo một nghiên cứu gần đây tại thị trường Mỹ, 70% người Mỹ có kế hoạch trong vòng 5 năm tới, sở hữu một thiết bị điện tử dân dụng thông minh như tủ lạnh hoặc máy điều hòa nhiệt độ có kết nối internet. Đó là một tỉ lệ tiếp nhận công nghệ mới rất cao, vì hiện nay, số người sở hữu thiết bị gia dụng thông minh tại Mỹ chỉ chiếm 4%.

Internet vạn vật
Internet vạn vật

Tuy nhiên, IoT cũng ẩn chứa những rủi ro lớn về bảo mật và an toàn thông tin. Lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm thông minh hiện nay rất nhiều, mở ra một cơ hội khác cho tin tặc, botnet và các dạng tội phạm mạng theo đó nảy nở. Một xu hướng mất ATTT dễ tiên đoán là botnet có trong thiết bị IoT. Thay vì tấn công máy tính xách tay và cài botnet vào để tạo thành một đội quân máy tính thì hacker lại tận dụng các thiết bị IoT, như camera giám sát CCTV, smartTV hay các hệ thống tự động trong nhà. Đã có những ví dụ như camera CCTV trở thành một đội quân botnet, tạo ra tấn công DDoS vào ngân hàng và các mục tiêu khác. Hồi đầu năm 2016, đã diễn ra một làn sóng tấn công tủ lạnh thông minh. Không như máy tính bàn hay xách tay, chúng ta rất khó phát hiện botnet có trong thiết bị IoT.

Sự bùng nổ thiết bị kết nối Internet (IoT) như Router Wi-Fi, Camera IP… khiến an ninh trên các thiết bị này thành vấn đề nóng; và IoT sẽ là “đích nhắm” của hacker.

Có một phương thức tấn công mạng được phát động bởi hàng ngàn thiết bị cùng một lúc được gọi là “tấn công từ chối dịch vụ”. Phương thức này có thể đánh sập hệ thống máy chủ của các công ty, hoặc thậm chí là làm đóng băng khả năng truy cập internet của người dùng trên phạm vi lớn. Một ví dụ tiêu biểu đã diễn ra ở nước Mỹ vào năm 2016, một cuộc tấn công DDoS đã làm gián đoạn kết nối của người dùng ở phần phía đông nước này tới Amazon, Netflix và Paypal.

Theo tin công nghệ, vụ tấn công này có liên quan tới một phần mềm điều khiển botnet được tạo ra bởi ba thiếu niên. Ba thiếu niên này đã sử dụng hơn 100.000 webcam và các thiết bị kết nối internet khác trên toàn thế giới để có thể chiếm ưu thế so với các người chơi khác trong tựa game Minecraft.