Cộng đồng khách hàng sử dụng điện thoại di động đang phát sốt với dịch vụ eSIM – một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Vậy eSIM là gì? Cùng tìm hiểu những điều cần biết về eSIM nhé!
eSIM là gì? Những điều cần biết về esim
eSIM là một loại SIM điện tử được thay thế cho những chiếc SIM vật lý bằng nhựa mà người dùng đã sử dụng trong suốt hàng thập kỷ qua. Không giống như loại SIM truyền thống, eSIM có kích thước vô cùng nhỏ, nó chỉ bằng một phần của nanoSIM (loại SIM mà các smartphone hiện đại gần đây sử dụng).
Và với lợi thế của kích thước nhỏ, eSIM thích hợp để trang bị cho những vật dụng mang tính di động, điển hình hơn là trên smartwatch và những thiết bị khác vốn không có chỗ chứa cho 1 chiếc thẻ SIM. Hơn nữa, đây cũng chính là bản chất “tiến hóa” của công nghệ bởi mọi thứ đang ngày càng nhỏ và càng tinh vi hơn.
Về bản chất, bạn không thể tháo, thay thế ra vào eSIM như SIM vật lý, bởi eSIM chính là một phần của thiết bị và được đính ngay vào linh kiện bên trong. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ không có khe hở để bụi, hay các tạp chất như nước len lỏi vào bên trong phần cứng làm ảnh hưởng đến thiết bị.
Tuy nhiên, eSIM cũng rất dễ sử dụng tương tự như SIM truyền thống, bạn có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi số/nhà mạng thông qua phần mềm hỗ trợ. Và khi eSIM trở thành một phần mặc định của thiết bị di động, cơ sở hạ tầng của nhà mạng chắc chắn sẽ trở nên gọn nhẹ, linh hoạt hơn nhiều.
Trong tương tai, công nghệ eSIM có lẽ sẽ phát triển và được sử dụng rộng rãi hơn trên các thiết bị mới. GSMA – đơn vị đại diện cho các nhà mạng toàn cầu đang muốn biến eSIM thành quy chuẩn mới, thay thế cho các loại SIM vật lý cũ. Hơn nữa, ngoài Samsung và Apple ra, đã có một loạt nhà mạng nổi tiếng thế giới sẽ tham gia vào làn sóng eSIM.
Ở thời điểm hiện tại, nhà mạng triển khai thành công eSIM tại Việt Nam đầu tiên đó chính là Viettel. Năm 2019 nhà mạng Vinaphone cũng chính thức tuyên bố sẽ hộ trợ eSim ngay từ đầu năm. Với động thái này, chắc hẳn công nghệ eSIM sẽ được phát triển mạnh mẽ trong thời gian không quá lâu.
1. ESIM xuất hiện từ bao giờ?
Trên thực tế, eSIM xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2016, đây cũng là thời điểm chúng ta chứng kiến sự ra đời của smartwatch Samsung Gear S2. Tuy nhiên, cũng phải tới tận khi Apple cho ra mắt chiếc iPhone mới nhất của mình với tích hợp eSIM thì thế giới mới thực sự biết và quan tâm tới nó.
2. Ưu điểm của eSIM
- Kích thước vô cùng nhỏ gọn (chỉ khoảng 3-5mm), chỉ bằng một phần nhỏ của Nano SIM (sim vật lý nhỏ nhất hiện nay, kích thước 12.30
- Không thể tháo dời – giúp loại bỏ việc thiết kế sản phẩm bị hở, chống bụi, chống nước.
- Ngoài điện thoại, có thể sử dụng eSIM với cả smartwatch, thậm chí những thiết bị có kích thước nhỏ hơn sau này.
- Khi chính thức hoạt động trên toàn thế giới, chúng ta có thể thoải mái di chuyển giữa các quốc gia với nhau mà không cần mua, lắp và kích hoạt SIM nội địa.
- Nhờ có M2M mà eSIM có thể truyền, nhận dữ liệu, sóng từ xa cực tốt.
Bỏ qua sự khác biệt về kích thước SIM (do hiện tại, mỗi dòng máy lại sử dụng loại SIM, kích thước SIM khác nhau). - Về vĩ mô, eSIM giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí làm ra SIM riêng, thu gọn cơ sở hạ tầng, giảm tải việc sử dụng nhân công, mang lại nhiều giá trị hơn
3. Khuyết điểm của eSIM
eSIM cũng có nhược điểm từ góc độ người dùng. Với việc phải thường xuyên đổi điện thoại, thay vì chỉ cần rút thẻ SIM từ máy này lắp vào máy khác, việc chuyển đổi eSIM không hề đơn giản. Bạn sẽ phải kích hoạt nó thông qua phần mềm trên thiết bị, đặc biệt là trong những tình huống cấp bách như hết pin, hoặc các tình huống bất khả kháng khác.
khi người sử dụng mất điện thoại hoặc thay đổi điện thoại sẽ gặp khó khăn trong việc làm mới SIM, đại diện nhà mạng Viettel cho biết: “Sau khi eSIM kích hoạt thì SIM gắn liền với máy. Muốn đổi máy, khách hàng buộc phải ra cửa hàng (hiện nay) để tạo QR code mới và làm như lúc mới kích hoạt. Trong tương lai khi hệ thống tốt, xác thực được khách hàng từ xa, nhà mạng gửi lại QR code cho khách hàng để khách hàng tự thao tác. Hiện nay vì không xác thực được khách hàng từ xa nên chỉ có cách ra cửa hàng làm lại SIM (như kiểu mất máy).
Đối với trường hợp hỏng SIM, đại diện này cho biết: “Vì eSIM là một dạng phần cứng được hàn thẳng vào máy nên nếu hỏng chức năng này thì phải đem máy ra cửa hàng Apple để bảo hành máy. Nếu là lỗi phần mềm thì chỉ cần load lại profile trên chính máy cũ là được (xác suất này gần như không có)” – vị đại diện trên nói thêm.
4. Những thiết bị trên thị trường đang được trang bị eSIM
Trước đây, Apple Watch Series 3 và Pixel 2 là 2 thiết bị phổ biến nhất được biết đến với việc trang bị công nghệ eSIM hiện đại này. Tuy nhiên với loạt sản phẩm mới ra mắt trong năm 2018 là Apple Watch Series 4, iPhone XS Max, iPhone XR thì người dùng mới biết nhiều đến eSIM. Bởi tính năng hoạt động 2 sim trên iPhone 2018 mới thực sự phát huy tác dụng với loại SIM này.
Còn gần đây nhất chính là chiếc Galaxy Watch mới nhất của Samsung, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam thì thiết bị này lại không có phiên bản hỗ trợ.
5. Hướng dẫn kích hoạt và trải nghiệm eSIM của Viettel
Các bước thực hiện chuyển đổi hoặc mua eSIM tại Viettel khá dễ dàng, người dùng chỉ cần cung cấp CMND là có thể thực hiện được. Sau đó, Viettel sẽ cung cấp cho khách hàng một đoạn mã QR, đoạn mã này sẽ giúp người dùng đăng ký được eSIM đã có trên máy.
Lưu ý: Hiện tại, các chiếc máy chính hãng đang sử dụng eSIM tại Việt Nam là iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR.
Bước 1: Kiểm tra phiên bản iOS
Trước tiên, để có thể kích hoạt eSIM, người dùng iPhone bắt buộc phải nâng cấp hệ điều hành của mình lớn hơn phiên bản 12.1.2 thì mới có thể sử dụng. Dưới đây là cách kiểm tra và cập nhật phiên bản iOS:
- Vào Cài đặt -> Cài đặt chung -> Giới thiệu
- Nếu Phiên bản của bạn đang lớn hơn 12.1.2 thì không cần cập nhật HĐH.
Trong trường hợp, phiên bản iOS của bạn cũ hơn, vẫn tại mục Cài đặt chung -> chọn Cập nhật phần mềm để điện thoại tiến hành nâng cấp.
Bước 2: Quét mã QR đã được nhà mạng cung cấp
Tiến hành vào Cài đặt -> Di động -> chọn Thêm gói cước di động -> Sau đó thực hiện quét mà QR code.
iPhone của bạn sẽ lập tức nhận diện được nhà mạng Viettel, hãy chọn Thêm gói cước di động. Tiếp theo, đợi khoảng 2-3 phút để máy kích hoạt eSIM.
Nếu như thông báo Đã thay đổi cài đặt mặc định xuất hiện, tức là bạn đã thiết lập eSIM thành công và bây giờ bạn đã sẽ phải thiết lập từng mục tiêu sử dụng cho 2 SIM, SIM nào sẽ là SIM gọi, SIM nào sẽ là SIM dữ liệu. Sau khi hoàn thành, bạn đã có thể sử dụng điện thoại với 2 SIM, có thể nghe/gọi, nhắn tin, kết nối 4G,… cho cả 2.
Trong trường hợp, bạn nhận được thông báo rằng “Gói cước di động chưa chứng nhận” thì đừng lo lắng, hãy đợi thêm 2-3 phút để điện thoại có thể hoàn tất các thiết lập chuẩn bị cho sử dụng.
Người dùng có thể thực hiện nạp tiền, nhận/gửi tin nhắn, đăng ký nghe/gọi, hay thậm chí là đăng ký dữ liệu di động 4G/LTE để sử dụng.
Khi sử dụng phần mềm Speedtest để đo tốc độ mạng 4G của eSIM, thì kết quả cho ra khá tương đồng với SIM gắn vật lý. Mặc dù tốc độ upload có hơi chập chờn, nhưng tốc độ download vẫn đạt tối đa. Trải nghiệm thử lướt web, xài Facebook, xem YouTube, mọi thứ đều mượt mà.
Xóa hoặc thay đổi eSIM khác
Để xóa hoặc thay đổi eSIM khác trên iPhone, bạn chỉ cần vào phần Cài đặt -> Di động -> Chọn tìm mục Phụ (tức là eSIM) -> Sau đó tiến hành chọn Xóa gói cước di động.
Trong trường hợp bạn muốn thay đổi/thiết lập eSIM mới, thực hiện lại các bước đã hướng dẫn phía trên.
6. Những điều cần lưu ý về eSIM Vinaphone
Về đăng kí eSIM mới, bạn chỉ cần chọn số thuê bao yêu thích và Vinaphone sẽ đăng kí cho bạn luôn sau khi hoàn tất thủ tục.
Về thuê bao Vinaphone đổi sang eSIM: VinaPhone eSIM hiện nay chỉ hỗ trợ các mẫu máy như iPhone XR, iPhone Xs và iPhone Xs Max (loại có hỗ trợ eSIM). Khách hàng sẽ được miễn phí dịch vụ đổi eSIM nếu thủ tục chuyển đổi thành công.
Nếu bạn đang sử dụng một nhà mạng khác và có nhu cầu chuyển sang sử dụng eSIM Vinaphone, điều duy nhất bạn cần làm là chuyển mạng nguyên số. Những bước tiếp theo Vinaphone sẽ hỗ trợ bạn.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi eSIM là gì và cung cấp những thông tin cần biết về eSIM hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả nhé!